Em có nhận vận chuyển 1 chuyến hàng từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Khi em nhận hàng chỉ nhận theo số thùng hàng và em không biết bên trong là hàng gì. Trên quá trình đi đường em có bị đội giao thông dừng lại và hỏi em là hàng gì và yêu cầu kiểm tra hàng. Em nói là em không biết và em mở ra cho kiểm tra và các đồng chí giao thông xé thùng kiểm tra nói em là hàng linh kiện thuốc lá điện tử rồi đưa xe em về đội quản lý thị trường. Trong biên bản tường trình em khai em nhận vận chuyển lô hàng của tài khoản zalo có sdt... và em không biết trong thùng là hàng gì mỗi thùng đều nguyên đai nguyên kiện. Và bên người thuê em vận chuyển có gọi điện và nc với bên quản lý thị trường và công an kinh tế trong buổi làm việc ngày hôm đó. Và bên quản lý thị trường có nói với em là chủ hàng hẹn với các anh ý ra làm việc nhưng rồi họ không ra
Đến nay đã hơn 2 tháng và bên quản lý thị trường gửi cho em thông báo là vụ việc chuyển qua bên điều tra ngày 13/10 em đã lên gặp ngày 16/10 thì họ bảo là chờ xác minh điều tra và không có 1 quyết định gì gửi hay thông báo cho e. Đến hôm qua ngày 19/10 thì có gọi em lên làm việc khi em đến làm việc thì chỉ nói là hôm nay gọi lên lấy mẫu hàng hóa đi kiểm định thì em có nói em không liên quan đến hàng hóa em chỉ là chở thuê chuyến hàng thì các anh ý bảo là lên có mặt ngay hôm nay chúng tôi có các bên lấy mẫu hàng đi giám đinh và bảo em ký vào cùng bên viện kiểm sát, bên kinh tế, quản lý thị trường. Rồi bảo em đi về và không đưa cho em bất cứ giấy tờ gì?
Kính mong bên luật sư tư vấn giúp em
Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:
1. Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng hóa:
Theo thông tin bạn cung cấp, Bạn là bên kinh doanh vận tải, có nhận lô hàng (thuốc lá điện tử), trên đường vận chuyển bị Công an kiểm tra về việc vận chuyển hàng hóa “không có giấy tờ”.
Quy định tại Điều 531 Bộ Luật dân sự 2015 quy định hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể và vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Việc bạn có các thỏa thuận vận chuyển bằng tin nhắn, điện thoại cũng được xem là các bên có giao kết việc vận chuyển tài sản (Cần cung cấp căn cứ thỏa thuận này như bạn đã trình bày tại câu hỏi).
Căn cứ Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền của bên vận chuyển gồm:
- Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
- Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên thuê vận chuyển thbạn toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
- Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Do đó, trước khi vận chuyển bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển nếu thuộc tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết thì có quyền từ chối vận chuyển. Tuy nhiên bạn đã lựa chọn việc không kiểm tra loại tài sản này khi vận chuyển và pháp luật cũng không quy định nghĩa vụ của bên vận chuyển (điều 534 Bộ Luật dân sự 2015) phải kiểm tra loại tài sản trước khi vận chuyển.
2. Xử lý hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ (Không chứng minh nguồn gốc xuất hóa, hóa đơn hợp lệ):
Theo thông tin cung cấp hàng hóa bạn nhận vận chuyển là linh kiện thuốc lá điện tử, pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá điện tử hay các linh kiện này. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh mua bán thuốc lá điện tử, linh kiện thuốc lá điện tử, mà chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện của quy định pháp luật mới được phép kinh doanh.
Ở thời điểm kiểm tra nếu không xuất trình được hóa đơn chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng ban hành được xác định có hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Cụ thể như sau:
"1. Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:
a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 6. Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính
Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:
a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 3 Chương I Nghị định số 51/2010/NĐ-CP;
c) Hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng hóa trao đổi cư dân biên giới xuất hóa đơn bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác vận chuyển vào nội địa. Khi các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc hàng hóa mà không có đủ chứng từ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu mua, bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ tại Chương II Thông tư này nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng;
[...]"
Khi có cơ sở xác định hàng hóa nhập lậu, chế tài xử phạt đối với hành vi này cụ thể tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định cụ thể:
“Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc dbạn mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu, bên vận chuyển cũng có thể bị xử phạt hành chính nếu có căn cứ cho rằng có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu, việc xác định lỗi cố ý thì cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào việc người thực hiện hành vi nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra; đồng thời việc vận chuyển hàng lâu còn bị tịch thu phương tiện vận tải trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Theo bạn trình bày, bên cơ quan quản lý yêu cầu bạn có mặt để chứng kiến lấy mẫu hàng hóa để giám định. Khi bị kiểm tra hoặc yêu cầu thì để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người bị kiểm tra nên phối hợp làm việc với cán bộ kiểm tra; khai báo trung thực về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa (nếu biết); trình bày rõ lý do, nguyên nhân vận chuyển hàng hóa (thỏa thuận vận chuyển, căn cứ cho rằng mình biết hoặc không biết loại hàng hóa) …, Đối với vấn đề bạn không nhận được các thông báo, quyết định, yêu cầu bằng văn bản chúng tôi chưa đủ cơ sở đánh giá tính phù hợp hay cách thức làm việc của cơ quan chức năng, bạn cần trao đổi trực tiếp nội dung này với cán bộ phụ trách (về mặt nguyên tắc khi bị kiểm tra hoặc yêu cầu phải có biên bản, quyết định và phải được thông báo tới những người có liên quan).
Để thực hiện dịch vụ hoặc được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ
Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818
Website: https://luatthangmuoi.com/
Email: Congtyluatthang10@gmail.com
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: