Em tôi bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy tháng 9/2020, có người quen giới thiệu cho 1 chị A quen nhiều người làm Công an, Viện kiểm sát (Chị A chỉ là người bình thường – không có chức vụ quyền hạn trong khối công an, viện kiểm sát). Gia đình chị đưa cho chị A 350 triệu để chạy án treo
Tuy nhiên em chị vẫn bị xử 8 năm tù, sau đó gia đình yêu cầu chị A trả lại tiền thì chị A báo đã chạy hết rồi. Nay gia đình muốn tố cáo hành vi của chị A.
Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:
1. Căn cứ thông tin cung cấp, gia đình đã chi 350 triệu để chạy án treo cho người em. Tuy nhiên, sau khi đưa tiền cho chị A để chạy án thì em chị vẫn bị xử 8 năm tù. Với hành vi của chị A có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiến đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 khi: Hành vi của chị A tại thời điểm gia đình nhờ chạy án có dấu hiệu gian dối hay không ví dụ như giấu diếm thông tin về việc mình là người bình thường không có chức vụ quyền hạn (Gia đình lầm tưởng người này có chức vụ quyền hạn hoặc có tầm ảnh hưởng đến người có chức vụ quyền hạn) hoặc họ không có bất kỳ mối quan hệ quen biết nào với Công an, Viện kiểm sát nhưng vẫn nói dối là quen nhiều và có thể chạy án cho gia đình. Các hành vi của chị A khi gian dối đều nhằm một mục đích duy nhất là chiếm đoạt tài sản.
Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, nếu chị A dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của gia đình thì phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu chị A có căn cứ chứng minh việc đúng là đã đưa tiền cho người có chức vụ quyền hạn đang giải quyết hoặc có khả năng tác động đến vụ án mà em chị đang bị điều tra truy tố thì có cơ sở xác định chị A là trung gian đưa hối lộ. Lúc này người trong gia đình chị có khả năng bị truy tố tội Đưa hối lộ theo điều 364 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
“Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
...
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Trong trường hợp sau khi trao đổi, chị A không đưa ra được cơ sở chứng minh việc mình đã đưa tiền cho ai, chức vụ quyền hạn của người đó như thế nào thì chị A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Lừa đảo chiến đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến là 15 năm tù.
Trường hợp chị A chứng minh được việc đưa tiền cho ai, người có chức vụ quyền hạn như thế nào thì chị A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Môi giới hối lộ theo điều 365 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Trường hợp chị A bị truy tố hình sự tội môi giới hối lộ thì gia đình chị có khả năng bị truy tố tội đưa hối lộ theo điều 364 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
2. Về trình tự, thủ tục trình báo, tố cáo hành vi phạm tội của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản tới cơ quan công an có thẩm quyền
Đối với trường hợp này, gia đình chị cần trình báo với cơ quan công an có thẩm quyền để tiến hành điều tra và có thể khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” quy định:
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
...
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
...
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Ngoài ra, khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra xác định như sau:
“ Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
Như vậy, từ các căn cứ nêu trên xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác của gia đình chị và tiến hành điều tra vụ án nêu trên là cơ quan công an nhân dân cấp huyện nơi hành vi phạm tội diễn ra. Để được cơ quan điều tra tiếp nhận và giải quyết, gia đình chị cần làm đơn tố giác tội phạm (trong trường hợp biết rõ người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình) hoặc đơn trình báo sự việc (trong trường hợp chưa xác định được đối tượng lừa đảo) gửi lên cơ quan công an nhân dân cấp huyện nơi đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền.
Lưu ý:
Trên đây là nội dung giải đáp về “Nhờ chạy án cho người thân trong gia đình có phạm tội gì không?” . Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818 hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: