Hình thức kỷ luật đối với viên chức sinh con thứ 4

Hình thức kỷ luật đối với viên chức sinh con thứ 4

2024-10-28 14:49:35 46

Tôi hiện tại là giáo viên tiểu học đã sinh con thứ 3 vào năm 2015 và đã bị kỉ luật cảnh cáo chậm tăng lương 1 năm. Nay muốn sinh con thứ 4 vậy tôi có thể nhận được mức kỉ luật cao nhất là như thế nào rất mong luật sư tư vấn ạ. Mà khi tôi vào ngành tôi đã có hai con rồi ạ.

Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn dưới đây của Chúng tôi:

Tại Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 (sửa đổi, bổ sung bởi pháp lệnh dân số 2008) có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, theo quy định này thì mỗi cặp vợ chồng được quyền sinh 01 hoặc 02 con, trừ trường hợp đặc biệt được chính phủ quy định.

Tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Điều 10 Pháp lệnh dân số có quy định về Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:

“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.”

Như vậy, trong trường hợp sinh con thứ ba, thứ 4 nếu thuộc một trong các trường hợp đã liệt kê tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP nêu trên thì được xác định là không vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Đối chiếu với các thông tin anh cung cấp, anh không thuộc các trường hợp được phép sinh con thứ ba trở lên theo quy định pháp luật nêu trên, do đó hành vi sinh con thứ ba, sinh con thứ tư của anh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, theo thông tin anh cung cấp anh đang là giáo viên tiểu học, nếu anh được xác định là viên chức thì hành vi sinh con thứ ba trở lên của anh có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì viên chức không giữ chức vụ quản lý có các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Theo đó, hình thức kỷ luật cao nhất được áp dụng với viên chức có hành vi vi phạm liên quan đến dân số, hôn nhân gia đình là hình thức buộc thôi việc. Cụ thể, tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức như sau:

“Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

....”

Ngoài ra, Tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định như sau: “Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.”

Đối chiếu với trường hợp của anh, năm 2013 anh thực hiện hành vi vi phạm lần đầu sinh con thứ ba, đến nay đã quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực do đó hành vi sinh con thứ tư trong trường hợp này không được xác định là hành vi tái phạm mà được coi như hành vi vi phạm lần đầu nhưng sẽ được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật. Do vậy, trong trường hợp khi anh sinh con thứ tư và bị đơn vị nơi anh công tác phát hiện và khi xem xét xử lý kỷ luật, nếu  hành vi của anh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (Theo hướng dẫn Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) là thì anh có thể bị áp dụng mức xử lý kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc đối với hành vi sinh con thứ tư.

Lưu ý:

Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả,

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818

Hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com

Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!

Bình luận:

Từ khóa:  xử lý kỷ luật

,  

sinh con thứ ba

,  

,  

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi