Em hiện là kế toán của một công ty về xây dựng. Vừa rồi sếp của e cần vay vốn ngân hàng nên đã nhờ nhân viên ngân hàng làm hồ sơ giả để vay ngân hàng. Sếp e làm hợp đồng giao khoán thi công nhà ở. Bên giao thầu là sếp, bên nhận thầu là em. Giá trị hợp đồng là 4 tỉ 8. Lúc đó e mới vào làm, sếp nhờ ký bộ hồ sơ cho sếp đi gấp nên em vội ký mà không xem ký hợp đồng. Giờ em mới biết đó là hợp đồng giao khoán giả. Luật sư cho em hỏi nếu cơ quan nhà nước phát hiện thì em sẽ phải chịu hình phạt như thế nào?
Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn dưới đây của Luật Tháng Mười:
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì người sếp có hành vi làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đủ căn cứ để xác định hành vi gian dối này sẽ bị xử lý hình sự hay chỉ là quan hệ dân sự thông thường và việc bạn sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào cũng phụ thuộc vào một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp người sếp vay vốn để kinh doanh và vẫn trả nợ đúng hạn, khi đó mặc dù người sếp có hành vi gian dối trong việc giả hồ sơ để vay tiền, tuy nhiên không có mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Trong trường hợp này chỉ phát sinh quan hệ dân sự thông thường và không đủ căn cứ để truy cứu TNHS.
- Trường hợp người sếp có hành vi gian dối, làm giả hồ sơ để vay tiền ngân hàng và có mục đích chiếm đoạt tài sản. Khi đó, phía ngân hàng có thể tố giác hành vi gian dối của sếp bạn đến cơ quan công an, sếp bạn có thể bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015, cụ thể:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
…”
Theo quy định trên thì người nào sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 BLHS 2015.
Trường hợp sếp của bạn bị truy cứu TNHS về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì xem xét trách nhiệm hình sự của bạn với vai trò đồng phạm như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm thì:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.
Theo đó, đồng phạm là những người cùng cố ý thực hiện tội phạm, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Điều này thể hiện ở việc: mỗi đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó.
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn biết rõ hành vi làm giả hồ sơ để vay ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, có sự thỏa thuận, phân công công việc giữa bạn và người sếp thì hành vi của bạn có thể bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm.
Tuy nhiên, nếu như bạn không biết về hành vi làm giả hồ sơ vay tiền ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cũng không có sự thỏa thuận, phân công công việc giữa bạn và người sếp thì hành vi của bạn không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự. Việc chứng minh bạn có vai trò đồng phạm hay không cần dựa lời khai của những người
Lưu ý:
Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ: Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818 Hoặc gửi về địa chỉ email: congtyluatthang10@gmail.com
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: