Cho tôi hỏi về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bị can là chỉ khi khởi tố bị can, cơ quan nhà nước mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội đúng không?
Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn dưới đây của Chúng tôi:
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, theo đó các biện pháp cưỡng chế được quy định bao gồm: biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
Theo quy định tại các Điều 127, Điều 128 và Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
- Biện pháp áp giải được có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội;
- Biện pháp dẫn giải được áp dụng đối với Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
- Biện pháp kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
- Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại…
Căn cứ theo các quy định đã liệt kê trên, có thể thấy tùy từng đối tượng, từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau. Trong đó, không phải tất cả các biện pháp cưỡng chế đều được áp dụng khi khởi tố bị can, có một số biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải, phong tỏa tài sản có thể được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người làm chứng, người bị hại…
Lưu ý:
Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả,
Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818
Hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com.
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: