Tranh chấp liên quan đến thanh toán nợ người cho vay bảo chưa thanh toán, người vay bảo đã thanh toán

Tranh chấp liên quan đến thanh toán nợ người cho vay bảo chưa thanh toán, người vay bảo đã thanh toán

2024-08-25 20:19:42 60

Năm 2009 tôi có ký giấy nợ một khoản tiền hơn 90 triệu đồng, lãi suất 1,2%/tháng. Vì là người nhà khi trả bảo gạch sổ họ về đi sẽ gạch sổ, xong rồi họ không gạch. Cách đây 2 năm 2 gia đình có mâu thuẫn và họ có mang cái đó ra đòi tiền. Tôi vẫn khẳng định tôi đã trả. Và mới đây họ làm đơn khởi kiện đòi nợ cả gốc cả lãi. Tôi muốn hỏi như vậy là tôi bắt buộc phải trả tiền cho họ lần nữa sao?

Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:

Theo thông tin bạn cung cấp, năm 2009 bạn có ký giấy nhận nợ với số tiền hơn 90 triệu đồng, mức lãi suất 1,2%/tháng, sau đó bạn đã thanh toán đủ số tiền mà mình đã vay. Tuy nhiên, bên cho vay xác định bạn chưa thanh toán số tiền đã vay và tiến hành khởi kiện ra tòa án. Trong đơn khởi kiện có đề cập đến giấy xác nhận công nợ ngày 26/12/2009 âm lịch, bạn và bà Toán chốt công nợ và bạn có vay thêm 20.000.000 đồng, tổng số tiền bạn đã ký nhận nợ 91.658.000 đồng và thỏa thuận bạnu lãi 1.2%/tháng.

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền nợ gốc và lãi phát sinh trên nợ gốc đã vay của bà T, nếu bạn không trả nợ khi đến hạn thì bạn phải chịu tiền lãi trên nợ gốc quá hạn. Bởi vì, bà T có giấy xác nhận công nợ mà bạn đã ký tên, nên bà Toán có căn cứ khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bạn thanh toán số tiền đang nợ cộng thêm với tiền lãi tạm tính đến thời điểm khởi kiện.

Việc bạn xác định mình đã thanh toán số tiền nợ và yêu cầu bà T “gạch sổ” nhưng sau đó bà T không “gạch sổ” thì bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình theo Điều 70, Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bị đơn như sau:

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. …”

Bị đơn có quyền và nghĩa vụ theo Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ như sau:

…3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.

Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. …”

Theo đó, vì người khởi kiện đã có giấy xác nhận bạn đã vay tiền, nên để chứng minh việc đã trả nợ mà bà Toán chưa “gạch sổ” bạn phải cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc đã thanh toán. Trong bản ghi âm bạn cung cấp, bạn đã xác nhận mình đã thanh toán số tiền 90 triệu đã vay của bà T tuy nhiên bạn không nhớ rõ ngày tháng năm đã trả và bạn cũng không “gạch sổ nợ” sau khi thanh toán xong; Chồng của bà T có xác nhận là vợ chồng ông bà quên số tiền mà bạn nợ, gần đây mới mở sổ ra mới biết bạn vay số tiền hơn 90 triệu đồng và chưa trả, có giấy xác nhận công nợ ngày 26/12/2009. Tuy nhiên, trong nội dung khởi kiện bà T xác định là kể từ thời điểm chốt công nợ tức ngày 26/12/2009 âm lịch tức ngày 09/02/2010 bạn chưa thanh toán bất kỳ khoản tiền nào, gia đình bà T nhiều lần đòi nhưng vợ chồng bạn không trả. Như vậy, có thể thấy nội dung giữa bản ghi âm và đơn khởi kiện có sự khác nhau, tuy nhiên, bản ghi âm cũng chưa phải là căn cứ rõ ràng giúp bạn chứng minh việc mình đã trả nợ.  Để chứng minh việc mình đã trả nợ, bạn cần thu thập, cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ khác như lời khai của người làm chứng, giấy tờ chứng minh việc bạn đã trả tiền, tin nhắn, ghi âm cuộc thoại, lệnh chuyển khoản …. Nếu bạn không chứng minh được mình đã trả nợ mà người khởi kiện chứng minh được bạn đã ký nhận nợ nhưng chưa trả thì bạn phải thanh toán số tiền nợ cộng với số tiền lãi mà người khởi kiện yêu cầu.

Để thực hiện dịch vụ hoặc được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:

Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818

Website: https://luatthangmuoi.com/

Email: Congtyluatthang10@gmail.com

Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi