Nếu không thực hiện hợp đồng đặt cọc vì lý do khách quan thì có được đòi lại số tiền đã đặt cọc hay không? Nội dung đặt cọc chi tiết thể hiện tại bản chụp hợp đồng đặt cọc đã gửi qua ứng dụng tin nhắn zalo cho Luật Tháng Mười.
Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn sau đây của chúng tôi:
Ngày 10/12/2023, Bên A ký kết hợp đồng đặt cọc với bên B, mục đích đặt cọc để cùng góp vốn mua thửa đất. Thời hạn đặt cọc đến hết ngày 10/06/2024.
Như vậy, theo thỏa thuận này, hạn cuối cùng vào ngày 10/06/2024, bên A và Bên B phải cùng có mặt tại văn phòng công chứng để ký kết hợp đồng và bên A sẽ thanh toán đầy đủ khoản tiền góp vốn là 2,5 tỷ đồng để mua thửa đất cùng bên B.
Việc các bên thỏa thuận cùng góp tiền để nhận chuyển nhượng QSD đất của người khác, từ đó xác lập quyền sử dụng đất chung của bên A và bên B đối với thửa đất này, là thỏa thuận không vi phạm pháp luật, do đó hợp đồng đặt cọc mà các bên đã ký kết ngày 10/12/2023 là hợp đồng có giá trị pháp lý.
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 và khoản 2 Điều 5 tại Hợp đồng đặt cọc, trường hợp bên đặt cọc từ chối thực hiện hoặc giao kết hợp đồng thì bị mất số tiền đặt cọc. Theo đó, trường hợp này cần làm rõ các vấn đề sau:
- Ngày 10/06/2024, các bên có liên hệ với nhau đến văn phòng công chứng để ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSD đất chung không?
- Bên chủ đất có liên hệ để ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSD đất với bên A và bên B hay không? Từ đó làm rõ các lý do khác liên quan đến việc không thể thực hiện được hợp đồng đặt cọc thuộc về bên nào?
- Lý do bên A không tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc là gì?
Theo thông tin chị cung cấp, chị chỉ nói rằng vì lý do khách quan nên muốn hủy bỏ hợp đồng đặt cọc nêu trên? Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn trong trường hợp lý do duy nhất dẫn đến việc hợp đồng đặt cọc không thể tiếp tục thực hiện là từ phía bên A.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015, nếu Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, tức là không bị chịu mất cọc.
Mặt khác, lý do khách quan cũng được coi là một sự kiện miễn trừ trách nhiệm nếu một bên vi phạm nghĩa vụ đặt cọc.
Theo đó, nếu bên A vì lý do khách quan, bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng đặt cọc thì được bên B hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa đánh giá lý do khách quan mà chị nhắc đến là gì? Có thật sự được coi là khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được hay không? Vì vậy, nếu chị cung cấp thêm thông tin liên quan đến việc từ chối thực hiện hợp đồng thì có thể gửi phản hồi cho luật sư để được hỗ trợ.
Lưu ý:
Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả,.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818
Hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com.
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: