Đi lao động ở nước ngoài nhưng không trở về nước có vi phạm pháp luật?

Đi lao động ở nước ngoài nhưng không trở về nước có vi phạm pháp luật?

2024-09-16 11:02:03 69

Nhờ công ty tư vấn và trích dẫn các điều, mục trong luật lao động: Trường hợp của tôi, công ty Việt Nam trúng thầu tại Brunei đã kí hợp đồng với tôi để làm việc tại Brunei dưới một công ty được thành lập tại Brunei. Visa làm việc đến 30/11/2024 như đính kèm.

Qua quá trình làm việc hai năm thì công việc sắp hoàn thành chỉ chờ chuyến bay để về Việt Nam thì tôi nhận được offer từ một công ty tại Brunei và Giám đốc dự án tại Brunei cũng ủng hộ cho việc chuyển hợp đồng nhưng tổng công ty tại Viêt Nam đang lo lắng về thủ tục xuất nhập cảnh. Vậy tôi muốn hỏi để chuyển sang làm công mới tại Brunei thì tôi cần những giấy tờ và yêu cầu gì nếu không muốn xuất cảnh về lại Việt Nam và không vi phạm bất cứ điều luật nào trong bộ luật lao động để tránh ảnh hưởng đến công ty cũ.

Công ty mới tại Brunei đã đề xuất làm lại visa lao động dưới tên và vị trí làm việc của công ty mới kèm theo đơn chấm dứt hợp đồng ở công ty cũ thì như vậy đã có thể giải phóng hợp đồng và release toàn bộ trách nhiệm của công ty cũ đối với người lao động để có thể chuyển sang công ty mới chưa ?

Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn sau đây của chúng tôi:

Theo thông tin anh cung cấp thì anh có ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với một công ty của Việt Nam theo hình thức đầu tư ra nước ngoài.

Đối với Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trách nhiệm của công ty tại Việt Nam sẽ căn cứ vào quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giải quyết. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì Doanh nghiệp có dự án đầu tư ra nước ngoài chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do mình dầu tư thành lập ở nước ngoài. Visa làm việc của anh đến ngày 30/11/2024. Khi hết hạn, Người lao động và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài phải thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 33 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tại Brunei, sau khi hoàn thành công việc, anh có nhận được offer từ một công ty tại Brunei. Đối với trường hợp của anh, để có thể tiếp tục ở lại Brunei mà không phải xuất cảnh về lại Việt Nam thì cần căn cứ vào quy định của pháp luật Brunei về điều kiện, thủ tục cư trú hợp pháp tại Brunei. Khi anh muốn làm việc tại một công ty của Brunei thì việc ký kết hợp đồng lao động, chuyển đổi visa, người bảo lãnh sẽ theo quy định của pháp luật Brunei (theo hướng dẫn của Công ty tại Brunei mời anh ở lại làm việc sẽ đứng ra bảo lãnh và làm lại visa lao động dưới tên và vị trí làm việc của họ theo quy định của pháp luật Brunei). Pháp luật Việt Nam và Công ty tại Việt Nam không điều chỉnh quan hệ này.

Như vậy, khi hết hạn visa, anh và Công ty tại Việt Nam thực hiện việc thanh lý hợp đồng. Việc anh giao kết hợp đồng lao động với một công ty tại Brunei và việc anh không xuất cảnh về nước mà tiếp tục cư trú tại Brunei căn cứ vào quy định của pháp luật Brunei.

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nghiêm cấm hay xử phạt đối với cơ quan, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hình thức đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động không xuất cảnh về nước nhưng được làm việc, cư trú hợp pháp tại Brunei.

Lưu ý:

Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả,

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818

Hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com.

Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi