Xin chào luật sư: Em cần tư vấn về chế độ hưu trí với nội dung sau: Chồng em sinh năm 1976, đi bộ đội từ tháng năm 1997 và được chuyển chuyên nghiệp. Đến năm 2008 bị bệnh ung thư tuyến giáp được bệnh viện quân đội 108 phẫu thuật và điều trị đến nay vẫn phải uống thuốc hàng ngày. Nay do sức khoẻ thấy không ổn định thường xuyên mệt mỏi nên đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi được đơn vị và cấp trên cho nghỉ chờ 1 năm (từ 1/9/2023 đến 1/9/2024) thì được cấp sổ hưu. Vậy xin hỏi luật sư với trường hợp của chồng em thì khi nghỉ hưu thì được tính bao nhiêu phần trăm lương ạ. Và với bệnh của chồng em thì khi nghỉ hưu có đc tính là bệnh hiểm nghèo để tính % lương khi nghỉ hưu không ạ? Em xin được luật sư tư vấn giúp em.
Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn sau đây của chúng tôi:
Theo thông tin chị cung cấp thì chồng chị hiện nay là quân nhân chuyên nghiệp, đang hưởng chế độ nghỉ chuẩn bị hưu từ 01/9/2023. Đến 01/9/2024 sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, mức lương hưu hằng tháng được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP:
“Điều 9. Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hộiđược tính như sau:
…
c) Lao động nam bắt đầu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm bắt đầu hưởng lương hưu |
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% |
2018 |
16 năm |
2019 |
17 năm |
2020 |
18 năm |
2021 |
19 năm |
Từ 2022 trở đi |
20 năm |
…”
Theo đó, mức lương hưu hằng tháng của quân nhân chuyên nghiệp được tính theo công thức:
Mức lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Cụ thể đối với trường hợp của chồng chị, theo thông tin chị cung cấp thì chồng chị nghỉ hưu vào năm 2024, có thời gian tham gia BHXH từ 2/1997 – hết tháng 8/2024 (tức 27 năm 7 tháng được làm tròn thành 28 năm) và có 27 năm tham gia BHXH:
- Tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính như sau:
+ 20 năm đầu tham gia BHXH tương ứng với 45%
+ 8 năm tiếp theo tham gia BHXH được thêm 16%
-> Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng của chồng chị là 61%
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:
…
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
…”
Chồng chị tham gia BHXH từ năm 1997 nên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Như vậy, lương hưu hằng tháng của chồng chị là 61% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Hiện nay pháp luật bảo hiểm không có quy định về việc người mắc bệnh hiểm nghèo được tính tăng % tỷ lệ hưởng lương hưu. Do vậy, việc chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo cần điều trị dài ngày không làm thay đổi tỷ lệ % khi hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, đối với quân nhân mắc bệnh hiểm nghèo khi nghỉ hưu có thể được xem xét hưởng chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo theo Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP:
Điều 6. Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo
1. Đối tượng:
Cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.
2. Chế độ hưởng:
Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo được thực hiện từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định và được hưởng trợ cấp cả quý đó; mức trợ cấp một người/quý bằng một (01) tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm chi trả;
Cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại các bệnh viện, của quân đội được hưởng phần chênh lệch giữa tiền ăn bệnh lý và tiền ăn cơ bản do bệnh viện thanh toán.
3. Hồ sơ bệnh hiểm nghèo:
a) Hồ sơ cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được lập thành 01 bộ theo các mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này, gồm:
- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (Mẫu số 01/2011/BHN);
- Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 02/2011/BHN);
- Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 03/2011/BHN);
b) Hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (Ban Chính sách) lưu giữ, quản lý.
4. Trách nhiệm lập hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết:
a) Cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc thân nhân của cán bộ quân đội nghỉ hưu gửi hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi cư trú. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (01 bản);
- Các giấy tờ liên quan điều trị bệnh hiểm nghèo, gồm: Bản sao bệnh án hoặc một trong các giấy tờ khác như: Sổ sức khoẻ, các xét nghiệm (01 bản);
- Bản sao quyết định nghỉ hưu hoặc phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu (01 bản).
b) Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi đối tượng, cư trú: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ hợp lệ đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
c) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Tiếp nhận, hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển đến, kiểm tra hồ sơ và tình trạng bệnh tật trên hồ sơ theo quy định; lập danh sách đối tượng (kèm theo hồ sơ) báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chức năng (Ban Chính sách) tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện chuyển đến; kiểm tra, thẩm định, tổ chức giám định theo quy định, nếu đủ điều kiện thì lập biên bản kết luận từng trường hợp trình Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Tổng hợp danh sách báo cáo về Cục Chính trị quân khu (qua Phòng Chính sách).
5. Tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo
a) Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.
b) Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân (trường hợp không có hồ sơ):
Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.
Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 - Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.
Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu”.
Đối chiếu Danh mục bệnh hiểm nghèo tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 158/2011/TT-BQP thì bệnh hiểm nghèo liên quan đến ung thư “Gồm ung thư các loại phát triển đến giai đoạn cuối, đã có di căn ở nhiều cơ quan, vượt khả năng điều trị triệt để”.
Do vậy, chồng chị có thể liên hệ với Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh thành lập để được giám định sức khỏe và lập hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo nếu đủ điều kiện. Mức hưởng được xác định theo Khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Lưu ý:
Văn bản pháp luật được áp dụng có hiệu lực ở thời điểm tư vấn, liên hệ với Công ty Luật TNHH Tháng Mười để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp - hiệu quả.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (024) 66.558.661 - 0936.500.818
Hoặc gửi về địa chỉ email: Congtyluatthang10@gmail.com
Sự hài lòng của bạn, là thành công của chúng tôi!
Bình luận: